• CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ Y TẾ THÁI VÂN PHONG
  • (+84) 932 633 313
  • pkd@tvpmedical.com
  • 08:00 – 17:00

Hội thảo chuyên đề “Ứng dụng kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da trong hoá trị liệu và tiêm truyền dịch – thuốc giảm đau”

Được sự chấp thuận của Sở Y tế TP. Cần Thơ, chiều ngày 03/6/2022 Bệnh viện Ung Bướu thành phố Cần Thơ phối hợp với Bộ môn Gây mê Hồi sức Trường Đại học Y Dược Cần Thơ và Công ty TNHH TBYT Thái Vân Phong tổ chức thành công chương trình hội thảo có cấp CME với chuyên đề “Ứng dụng kỹ thuật đặt buồng tiêm dưới da trong hoá trị liệu và tiêm truyền dịch – thuốc giảm đau”. Hội thảo diễn ra thông qua hình thức trực tiếp tại hội trường CS1 và kết nối trực tuyến với các khách mời từ các đơn vị có khoa ung bướu tại Cần Thơ và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long.

Tham dự hội thảo có chủ tọa BSCKII Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ, BS. CKII Lê Tiến Mãnh – Phó Giám đốc Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ, thành phần báo cáo viên có BSCKII Mai Văn Nhã – Trưởng Khoa Nội 1 Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ, THSBSCKII Vũ Văn Kim Long – Bộ môn GMHS Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, THSBS Nguyễn Chí Cường – Trung tâm Y khoa Medic TP. Hồ Chí Minh. Hội thảo được phối hợp thực hiện bởi công ty Công ty TNHH TBYT Thái Vân Phong.

Hội thảo đưa ra các cas bệnh lâm sàng thực hành Kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền dưới da và xử trí thoát mạch trên bệnh nhân tại khoa GMHS, truyền hình ảnh trực tiếp lên hội trường và thảo luận xoay quanh. Kỹ thuật đặt buồng tiêm truyền dưới da là dịch vụ kỹ thuật đưa 01 catheter vào một tĩnh mạch trung tâm dưới hướng dẫn siêu âm và catheter đó nối với buồng tiêm truyền được đặt dưới da người bệnh ở vị trí thích hợp nhằm mục đích để tiêm truyền vào tỉnh mạch trung tâm lâu dài mà không cần phải lấy vein nhiều lần, đối tượng được áp dụng thường là bệnh nhân ung thư phải điều trị hóa chất. Với ưu điểm là thay thế đường truyền sử dụng kim, nguy cơ nhiểm trùng thấp, dễ chăm sóc, thời gian sử dụng lâu dài… Đối với thoát mạch trong điều trị hóa chất là tai biến thường xảy ra khi sử dụng tĩnh mạch ngoại vi để truyền, nồng độ các thuốc hóa trị tại nơi thoát mạch cao, có tác dụng kích thích, hoặc thậm chí có thể gây hoại tử. Theo Bộ Y tế, tỉ lệ biến chứng thoát mạch trong điều trị hóa chất được thông báo chỉ khoảng 1 – 7%, tuy nhiên việc nâng cao nhận thức về biến chứng thoát mạch và cải tiến kỷ thuật tiêm truyền nhằm hạn chế tối đa những tổn thương, biến chứng cho người bệnh là rất cần thiết.